Mục lục
Việt Nam là một trong những nơi gốm xuất hiện sớm. Theo các tài liệu khảo cổ, cách đây một vạn năm, ở Việt Nam đã ra đời loại gốm đất nung. Để tìm hiểu sự phát triển và hình thành nên nghề gốm sứ các bạn không thể bỏ qua bài chia sẻ [ Thuyết minh ] Tìm hiểu đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại sau đây:
Gốm sứ Việt Nam không ngừng phát triển qua mọi thời đại
> Kết quả khảo cổ học cho biết đồ Gốm đã được người Việt chế tác, sử dụng cách đây khoảng 10. 000 năm.
Có thể nói gốm sứ Việt Nam nói riêng hay gốm sứ trên thế giới nói chung không chỉ còn là những đồ dùng thủ công phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người: chén, ấm, đĩa, tô… mà còn hơn thế nó đã trở thành một nét hồn dân tộc, trở thành một vẻ đẹp riêng, một niềm tự hào riêng nói lên cốt cách, tâm hồn của cả một đất nước.
Điển hình là thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đã đi vào lòng người biết bao thế hệ trong và ngoài nước.
> Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Cụ thể là để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm.
Tìm hiểu đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại
Gốm thời Lý
Đặc điểm gốm sứ tráng men hời Lý (1010-1224) bap gồm: gốm men trắng ngà ,men nâu và men ngọc màu xanh.
Gốm men ngọc thời Lý rất tinh tế, xương đất được lọc kỹ, dày và chắc. Lớp men gốm dày phủ kín xương gốm, mịn, bóng, sờ có cảm giác mát tay. Xương gốm và lớp men bám vào nhau rất chắc.
Gốm men trắng Lý có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ.
> Men gốm sứ thời Lý trong suốt, sâu thẳm, mịn, lấp lánh ánh sáng. Gốm men ngọc xanh có điểm thêm các sắc vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm.
Sự khác nhau giữa gốm trắng Lý và gốm trắng Tống (Trung Quốc) chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ đậm nhạt của màu men hay xương gốm và kỹ thuật chế tác. Đây cũng là đặc điểm khó phân biệt giữa gốm trắng Lý với gốm trắng Tống.
Gốm thời Trần
Gốm thời Trần(1225-1339) có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.
> Do Gốm thời Trần(1225-1339) phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí.
Về hoa văn trang trí mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Dễ thấy nhất là với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong.
Tóm lại, hoa văn trên các sản phẩm gốm sứ rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý.
Gốm thời Lê sơ
Gốm thời Lê sơ (1428-1526) có các thương hiệu dòng gốm được phát triển rất rầm rộ. Điển hình nhất là gốm Chu Đậu và gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Chu Đậu
Chu Đậu thời Lê Sơ là xã nhỏ ở huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Đây là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp. Mặc dù gốm Chu Đậu đã xuất hiện từ cuối thời nhà Trần và đến thời Hậu Lê thì bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
> Hoa văn chủ đạo của gốm sứ Chu Đậu là sen, cúc dưới hình dạng phong phú; hình động vật là chim, cá, côn trùng và người.
Gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề nổi tiếng này hình thành từ thời Lý, Trần. Các sản phẩm của Bát Tràng gồm bát, đĩa, chậu, ấm, bình vôi, bình hoa, gạch, ngói… ngày càng tinh xảo hơn.
Men trang trí trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có phong cách đặc trưng riêng; hình dáng sản phẩm dày dặn chắc khỏe.
Sản phẩm gạch Bát Tràng cũng rất nổi tiếng, dùng lát nhiều sân chùa và đường làng. Bởi thế gốm sứ bát tràng còn được đưa vào trong thơ ca:
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây..”
Gốm sứ Việt Nam ngày nay có đặc điểm gì?
Tính tới thời điểm hiện tại thì gốm sứ Việt Nam không chỉ khẳng định vị trí của mình trong nước mà còn trên thế giới. Nhiều nước châu Á, châu Âu, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á đã nhập khẩu gốm Việt Nam với số lượng lớn.
> Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra những kết luận mới về con đường biển thông thương giữa các nước từ Nhật Bản, Việt Nam đến các nước Đông Nam Á, gọi con đường này là “con đường gốm”, thay cho tên “con đường tơ lụa và trầm hương” thường được dùng trước đây.
Sự hình thành loại chất liệu sứ với các kỹ thuật sản xuất và trang trí hiện đại hàng loạt các thương hiệu, xưởng sản xuất ra đời. Tuy nhiên thì cái tên Bát Tràng vẫn khẳng định được vị trí của mình không chỉ đối với người Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Hãy cùng chiêm ngưỡng các kiệt tác gốm sứ Việt Nam thương hiệu Bát Tràng thời kỳ hiện đại hóa.