Mục lục
Trong cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), tác giả đã ghi lại những câu chuyện liên quan đến thú vui thưởng trà. Từ đó, sự thư giãn trong quá trình thưởng thức và hương vị thanh khiết của trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà và dần hình thành nghệ thuật trà đạo. Nếu bạn là một người có đam mê với nghệ thuật này, hãy cùng chiêm ngưỡng những bộ tách trà đạo đẹp có bán tại Campuchia và tìm hiểu về nghệ thuật này nhé.
>> Có thể bạn cần :
- Sản xuất Ấm chén, ấm trà, ly sứ, bát đĩa theo yêu cầu giá rẻ tại campuchia
- Nhận sản xuất quà tặng khuyến mãi giá rẻ tại campuchia
Những quy tắc khi thực hành nghệ thuật trà đạo
Văn hóa thưởng trà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Nhật Bản, “Sennorikyu” là người đã hoàn thành khuôn mẫu cho nghệ thuật trà đạo vào thế kỷ 16.
Nói một cách đơn giản thì trà đạo là một loạt những nghi thức thưởng thức trà được thực hiện theo 1 tuần tự nhất định, từ bước chuẩn bị trà cho đến thưởng thức hương vị của trà. Trà đạo rất coi trọng những vẻ đẹp về hình thức và sự chu đáo khi tiếp đón người bạn “đồng hành” cùng mình. Việc tập hợp 1 số người để thưởng trà theo quy tắc của trà đạo được gọi là “Hội trà”.
Quy tắc trong trà đạo 1:”Osakini”
Những người không hiểu về trà đạo thường sẽ là người đón nhận việc thưởng thức trà trong các buổi tiệc trà. Có nhiều phái thưởng trà và mỗi phái có các quy tắc khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là quy tắc chung “Osakini”:
Trong buổi tiệc trà, đầu tiên sẽ có bánh truyền thống của Nhật. Sau khi ăn bánh, mọi người sẽ chuyền tay nhau một chén trà xoay vòng theo thứ tự vị trí ngồi của bạn. Khi bánh và trà xoay vòng đến vị trí của mình, các bạn sẽ nói “Osakini” rồi nhận lấy. Chữ này có nghĩa là “Tôi xin phép trước”. Nó mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với sự chu đáo với người ngồi cùng. Đây là quy tắc cực kỳ quan trọng trong thực hành trà đạo.
Quy tắc trong trà đạo 2: Tránh mặt chính của chén trà quan trọng khi uống
Trong quá trình đợi chén trà xoay vòng đến vị trí của mình ngồi, bạn có thể bẻ bánh từng chút một và thưởng thức hết. Lưu ý khi nhận chén trà, không được uống từ phía chính diện của chén trà. Bạn cần phải xoay hướng phía chính diện của chén trà về phía khách. Nhờ đó, bạn có thể vừa uống vừa thưởng thức được các hoa văn trang trí, màu sắc của chén… đồng thời vẫn không được làm dây bẩn phía chính diện của chén trà rất quan trọng này. Quy tắc của trà đạo là như vậy.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là bạn sẽ cầm chén trà bằng tay phải và đặt lên lòng bàn tay trái. Tiếp đó bạn cần phải xoay chén trà trên tay từng chút một theo chiều kim đồng hồ. Sau đó bạn từ từ uống rà ở một vị trí khác không phải là phía chính diện. Một lưu ý nữa là không được uống hết một hơi mà phải uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hương vị thơm nhẹ của trà, thường là sẽ uống làm 3 ngụm rồi trả lại chén trà.
Các loại trà cụ trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản
Bên cạnh dụng cụ quan trọng nhất là bộ tách trà đạo thì nghệ thuật thưởng trà truyền thống này cần rất nhiều loại trà cụ đi kèm. Sau đây là một số vật dụng căn bản:
– Tranh, thơ, câu liễn: những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên và những bài thơ, câu liễn được treo, dán trong Trà Thất. Những vật phẩm này có tính chất làm tăng phần trang trọng cho Trà Thất.
– Hoa: thường được cắm trong bình, lọ hay dĩa nhỏ, đơn giản và được đặt ở giữa phòng hay đặt dưới bức tranh trong phòng. Hoa sẽ giúp làm cho căn phòng thêm sinh động, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.
– Lư trầm: đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Hương trầm dịu nhẹ sẽ giúp làm ấm gian phòng, lan tỏa mùi hương thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần, thoải mái dễ chịu. Các đạo cụ trên được xếp rất gọn gàng, không chiếm diện tích của phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.
Hoa và lư trầm thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp của những người tham gia buổi thưởng trà. Nếu thưởng trà trong vườn thì vườn thường có các loại hoa, cây đẹp như hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu. Những loài cây này đều gắn với thơ ca, sẽ dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm đạo, đối ẩm. Kết hợp với đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy.
Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà
Trà: tùy theo hệ phái nào mà loại trà được sử dụng có sự khác biệt.
– Matcha (まっちゃ): trà bột. Được làm từ những lá trà non rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột mịn. Bột trà nguyên chất thường có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi.
– Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lọc lấy phần tinh chất và bỏ xác. Trà nguyên lá thường lựa chọn loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.
– Phụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, một tách trà đạo đúng chuẩn còn có thêm một số thảo dược là các loại củ quả phơi khô, đậu… để làm tăng thêm hương vị cho chén trà. Những phụ gia này còn có khả năng trị liệu, bởi chúng cũng là những vị thuốc, vừa có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần, vừa tăng thêm hương vị cho trà.
– Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.
– Ấm đun nước (お釜): dùng để đun nước sôi pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ nhiệt tốt và nhanh nóng.
– Lò nấu nước (焜炉): bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng.
– Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.
– Chén trà (茶碗): đi kèm với bộ tách trà đạo đẹp. Những chiếc chén này dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai chén trà giống nhau. Chén uống trà đạo được các nghệ nhân gia công rất tỉ mỉ, sử dụng những họa tiết trang trí lấy cảm hứng từ thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
– Mùa xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào.
– Mùa hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.
– Mùa thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.
– Mùa đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang những gam màu lạnh.
Những bộ tách trà đạo đẹp bằng gốm sứ cao cấp
Thưởng trà cùng những bộ tách trà đạo đẹp vừa giúp tăng tính trang trọng cho nghệ thuật trà đạo, vừa làm cho hương vị của trà được thơm ngon hơn, tinh thần sảng khoái hơn. Do đó, những bộ tách trà đạo đẹp luôn được giới mê trà săn lùng ráo riết. Phổ biến nhất là sử dụng chất liệu gốm tử sa.
– Các sản phẩm bộ trà gốm tử sa Bát Tràng được các nghệ nhân trang trí hoa văn tinh xảo, khéo léo, mang thần thái sang trọng, đậm chất nghệ thuật. Những họa tiết này được nghệ nhân thực hiện vẽ bằng tay thủ công điêu luyện, tỉ mỉ. Đa số là những đường nét trang trí truyền thống đơn giản và sang trọng, thanh cao, tinh tế. Bề mặt gốm được phủ một lớp men sáng bóng rất dễ vệ sinh và sạch sẽ.
– Gốm tử sa Bát Tràng là một trong những chất liệu cao cấp nhất: để tạo nên bộ ấm chén không chỉ đẹp về hình thức, mà còn có độ bền cao. Những bộ trà gốm tử sa được nung với nhiệt độ lên tới 1.300 độ C, nên hoàn toàn đảm bảo chất lượng, chống sự va đập gây nên trầy xước, hạn chế nứt vỡ. Hơn nữa, các thiết kế ấm trà được tạo hình vừa tay, từ quai, nắp ấm, dáng ấm, những chiếc chén đều được thiết kế nhỏ nhắn và mang tính nghệ thuật cao.
– Làm vật trang trí phù hợp cho mọi không gian từ nội thất hiện đại đến truyền thống: sự sang trọng và trang nhã mà Bộ trà gốm Tử Sa mang lại hoàn toàn là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi thiết kế nội thất và rất phù hợp để sắp đặt, trang trí. Đồng thời là quà tặng ý nghĩa ai cũng yêu thích thể hiện tâm ý và sự tinh tế trong lựa chọn quà tặng.
Mua bộ tách trà đạo đẹp ở đâu tại Campuchia
Những bộ tách trà đạo đẹp có bán tại Campuchia khá phổ biến. Với vị trí địa lý rất gần nước ta, cộng với đặc trưng văn hóa Á Đông tương đồng, Campuchia cũng là một trong những thị trường lớn ưa chuộng những sản phẩm gốm sứ như bộ bình trà đạo, đặc biệt là ấm trà tử sa bát tràng.
Nếu có nhu cầu mua sỉ và lẻ những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thưởng thức trà đạo tại Campuchia, bạn có thể tìm đến Gốm sứ Sáng tạo. Chúng tôi là đơn vị trực tiếp gia công và cung cấp các mặt hàng gốm sứ từ bình dân cho tới cao cấp rất nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia láng giềng. Với kinh nghiệm hơn 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ, đã từng hoàn thành hàng nghìn đơn hàng lớn nhỏ cho nhiều công ty trong và ngoài nước, chúng tôi tự hào sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất:
– Đảm bảo giao hàng đúng hạn.
– Giảm thiểu tối đa số lượng hàng lỗi.
– Cam kết thành phẩm giống đúng 100% với mẫu đã thống nhất từ trước.
– Có dịch vụ in kèm logo công ty lên sản phẩm để giúp bạn thuận lợi làm quà tặng cho đối tác.
– Đội ngũ thợ tay nghề cao, được giám sát bởi chính thợ thủ công Bát Tràng lành nghề.
– Nhân viên tư vấn nhiệt tình, am hiểu, chuyên nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy tại Gốm sứ Sáng tạo những bộ tách trà đạo đẹp có bán tại Campuchiavới chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất để làm quà tặng cho đối tác, khách hàng, vừa quảng bá hình ảnh công ty, vừa tạo sự trang trọng và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ tận tình nhất!